Kết nối những người bạn
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng kí thành viên để vào diễn đàn
Diali 9(trich) Nbtxk
Kết nối những người bạn
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng kí thành viên để vào diễn đàn
Diali 9(trich) Nbtxk
Kết nối những người bạn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kết nối những người bạn


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Share|

Diali 9(trich)

Xem chủ đề cũ hơn
Xem chủ đề mới hơn
Go down
Tác giảThông điệp
nguyenminhhieu
Giáo Viênnguyenminhhieu
Giáo Viên
Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 28
Vàng : 89
Thankyou : 1
Birthday : 03/03/1953
Join date : 17/06/2011
Tuổi : 71
Diali 9(trich) Empty
Bài gửiTiêu đề: Diali 9(trich) Diali 9(trich) I_icon_minitimeMon Jul 18, 2011 6:53 pm

Diali 9(trich) Ttt01110 Diali 9(trich) Tt03-310

Địa lí 9 - Ai "đắp" cao thêm "nóc nhà" Tổ quốc?

Hoàn thành phần "Địa lí tự nhiên Việt Nam", học sinh lớp 8 nghỉ hè. Sau ba tháng, các em quay lại Địa lí 9 với ba phần: Dân cư, Kinh tế, Địa phương. Thời gian thực hiện chương trình bị đứt quãng, nội dung lại mâu thuẫn,... hai khiếm khuyết này làm cho Địa lí 9 kém hấp dẫn.
Theo Địa lí 8, trang 140, dòng 2, 3, 4: "Việt Nam có ba miền địa lí tự nhiên..." mỗi miền có nét nổi bật riêng, "góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả nước".
• - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (trang 140 - miền Bắc ở đây phải hiểu là phía Bắc của Bắc Bộ).
-Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (trang 144 )
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ (trang 148)
Khi viết về Địa lí kinh tế, trong mục "Sự phân hoá lãnh thổ", Địa lí 9 lại phân chia các vùng kinh tế như sau:
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Vùng Đồng bằng sông Hồng
-Vùng Bắc Trung Bộ.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
-Vùng Tây Nguyên
-Vùng Đông Nam Bộ.
-Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-Vùng biển - đảo...
Các miền tự nhiên và các vùng kinh tế không trùng khớp làm cho học sinh dễ nhầm lẫn, khó tiếp thu. Vị dụ về phương diện "Địa lí kinh tế", "Tiểu vùng Tây Bắc - gồm các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lại Châu" thuộc vùng "Trung du và miền núi Bắc Bộ" (Địa lí 9, trang 61) Nhưng ở phương diện "Địa lí tự nhiên", Tây Bắc lại thuộc miền "Tây Bắc và Bắc Trung Bộ" (Địa lí 8, trang 144).
Những vị trí cần chỉnh sửa trong Địa Lí 9
Trang 4, dòng 1: Bỏ "Hình 1.1. Biểu đồ cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999 (%)"; vì biểu đồ chỉ có hai đại lượng (Dân tộc Việt : 86,2%; các dân tộc ít người: 13,8%).- Biểu đồ này phù hợp với học sinh lớp dưới.
Trang 5, dòng 3: Bỏ câu hỏi: "Dựa vào sự hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu ?" vì:
- Lặp hai lần từ "biết".
-Dòng thứ 4 liền kề đã có câu trả lời: "Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải".
- Chữ "phân bổ" được dùng không đúng chỗ; "khu công nghiệp phân bố khắp các tỉnh trong vùng", "dân tộc Kinh (Việt) cũng "phân bố chủ yếu ở đâu" ?
Câu văn trên nên sửa lại theo hướng "Người Việt sống khắp nơi trong cả nước, song tập trung hơn ở đồng bằng, trung du và ven biển." (thêm dấu phẩy (,) để phân cách thành phần câu.
-Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? Hiện nay, ở mỗi vùng miền có bao nhiêu dân tộc đang sinh sống ?

+ "Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc. (dòng 11)

+ "Khu vực Trường Sơn - Tây nguyên có trên 20 dân tộc ít người".(dòng 16)

+ "Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có dân tộc Chăm, Khơ-me (...) Hoa... " (dòng 17,18)

+ Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) là "địa bàn cư trú của 25 dân tộc" (trang 83, dòng 4 dl)
Một dân tộc có thể sống ở nhiều vùng khác nhau, nhưng cách nêu số liệu trên đây chưa thuyết phục (lúc thì "trên 30 dân tộc", khi lại khẳng định chính xác "25 dân tộc"...).
Trang 24, dòng 12, 13 dl: "... đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, và các đồng bằng ven biển miền Trung"- Viết hoa tên các đồng bằng không thống nhất với phần Địa lí kinh tế. (trang 29, dòng 1, 2, 3 dl: " Thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long" ; " Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng"). Đề nghị phải thống nhất viết hoa các địa danh phổ biến này.
Trang 36, dòng 3: "Gần một nửa số tỉnh của nước ta có biển" sửa thành "29 tỉnh có biển".
Dòng 2 dl: "các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ" nên viết " các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ ".
Trang 39, dòng 4 dl và nhiều trang tương tự: "Dựa vào bản đồ Địa chất - khoảng sản (trong Atlat Địa lí Việt Nam)" nên sửa thành "Dựa vào bản đồ Địa chất - Khoảng sản Việt Nam (trong "At-lat Địa lí Việt Nam")" - Tập sách có tên "At-lat Địa lí Việt Nam"
Trang 59, dòng 15; 16; 17: "Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng đã được công nhận là di sản thế giới : Vịnh Hạ Long , Động Phong Nha, Cố Đô Huế, Di tích Mĩ Sơn, Phố cổ Hội An." Nhận xét trên sai lệch về viết hoa, tên gọi các địa điểm chưa chính xác.
-"di sản thiên nhiên thế giới" phải viết "Di sản Thiên nhiên thế giới"
- Trong câu" Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng đã được công nhận là di sản thế giới: ....","Động Phong Nha" phải viết "Phong Nha - Kẻ Bàng". Năm 2003, Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới - chứ không phải Động Phong Nha.
- "Cố đô Huế" sửa thành "Di tích Cô đô Huế". "Di tích cố đô" khác với "cố đô". UNESCO công nhận "Di tích cố đô Huế" là Di sản thiên nhiên thế giới.
Trang 62 :"Hình 17.1.Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ" ghi rõ: đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 mét. Đối chiếu với "Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều núi cao, trong đó có đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước ta (3142 mét) - Ngữ văn 9, tập một, trang 118, dòng 5, 6 dl", học sinh ngỡ ngàng không biết ai làm cao (thấp) thêm "nóc nhà Tổ quốc" ?!
Trang 63, cột 2: Nội dung các dòng 6, 7 mâu thuẫn với dòng 11, 12. Tiểu vùng Đông Bắc có "núi trung bình"; tiểu vùng Tây Bắc có "núi cao". Càng lên cao, nhiệt độ càng thấp. Vậy mà mùa đông ở Tây Bắc lại "ít lạnh hơn" mùa đông ở Đông Bắc ?
Trang 68, dòng 4 dl: "... di sản thiên nhiên thế giới" sửa thành "Di sản Thiên nhiên thế giới". (Địa lí 12, trang 162: viết "...Di sản thiên nhiên thế giới")
Trang 71, dòng 7: Bỏ địa danh tỉnh Hà Tây vì đã nhập vào Hà Nội.
Trang 74, dòng 3: Trong câu "Đồng bằng sông Hồng là vùng có kết cấu hạ tầng nông thônhoàn thiện nhất trong cả nước", chữ "hoàn thiện" không chính xác, nên thay "hoàn thiên" bằng"khá".
-Dòng 7: "đồng bằng sông Hồng" nên viết "Đồng bằng sông Hồng".
-Dòng 9: "Thủ đô Hà Nôi" viết hoa mâu thuẫn với trang 68, dòng 12 dl "thủ đô Hà Nội" - Đề nghị các soạn giả thống nhất một cách viết.
Trang 78, dòng 7, 8 dl: "Đồng bằng sông Hồng có nhiều địa danh du lịch hấp dẫp, nổi tiếng là Chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà..." Sửa thành "Đồng bằng sông Hồng có nhiều địa danh du lịch hấp dẫp, nổi tiếng là Chùa Hương (Hà Nội), Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Cúc Phương (Thanh Hoá, Ninh Bình, Hoà Bình), Côn Sơn (Hải Dương), Đồ Sơn, Cát Bà (Hải Phòng)..."
Trang 85, dòng 3: "Cố đô Huế là di sản văn hoá thế giới..." nên sửa thành "Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hoá thế giới".
Trang 89, dòng 1: Học sinh Thanh Hoá rất bất ngờ khi đọc "Thành phố Thanh Hoá là trung tâm công nghiệp lớn ở phía bắc của Bắc Trung Bộ". Không có nhà máy nào lớn mà cũng trở thành trung tâm công nghiệp lớn ở phía bắc của Bắc Trung Bộ ? Phải sửa lại để thống nhất vớiĐịa lí 12, trang 160, dòng 3 dl: " Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công nghiệp Thanh Hoá, Vinh, và Huế" - Trung tâm công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.
Trang 93, dòng 4 dl: "di sản văn hoá thế giới" sửa thành "Di sản Văn hoá thế giới".
Trang 97: Bổ sung sự ra đời hoạt động của Khu kinh tế Dung Quất và Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Trang 103, dòng 3 dl: Theo quy định viết hoa tạm thời của Bộ Giáo dục - Đào tạo, "hồ Lắk" phải viết : "Hồ Lắk"- để thống nhất với viết hoa về "Hồ Gươm", "Hồ Tây"...
Trang 113, dòng 13, 14: "Từ Thành phố Hồ Chí Minh, với khoảng hai giờ bay chúng ta có thể tới hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á" là một nhận xét thiếu chính xác, thiếu dấu phẩy (,) ngăn cách thành phần câu; "hai giờ bay" làm sao đến được hầu hết thủ đô các nước Đông Nam Á ?
Xin sửa lại: ""Từ Thành Phố Hồ Chí Minh, sau khoảng hai giờ bay, chúng ta có thể đến bất kì thủ đô nào của các nước trong vùng Đông Nam Á.
Trang 116, dòng 6: "Thành phố Hồ Chí Minh... là trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ" sửa thành "Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ và cả nước".
Trang131, cột 3, dòng 1, 2, 3: Công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long "Chủ yếu là xay xát lúa gạo, chế biến thuỷ sản đông lạnh, làm rau quả hộp, sản xuất đường mật." sửa thành "Chủ yếu là xay xát lúa gạo, chế biến thuỷ sản, rau quả, sản xuất đường, mật..."
Trang 137, dòng 6 đến dòng 11: "Một số đảo ven bờ có diện tích lớn (...) và dân cư khá đông như: Phú Quốc, Cái Bầu, Phú Quý, Li Sơn...
Các đảo xa bờ gồm đảo Bạch Long Vĩ, Phú Quý và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa..."
Trong hai đoạn văn liền kề nhau, đảo Phú Quý hiện diện trong cả hai nhóm xa và gần bờ... Thực tế thì Phú Quý xa hay gần ?
Trang 138, dòng 4 và nhiều trang khác: Bỏ cụm ngữ " suốt từ Bắc vào Nam" ở những chỗ không cần thiết ("Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng..."; "Nghề làm muối được phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc vào Nam...").
Trang 140 - 151: Hướng dẫn học sinh "Tìm hiểu Địa lí địa phương" có nội dung gần giống với Địa lí địa phương ở lóp 12. Đó là dàn ý Địa lí Việt Nam thu nhỏ, khiến cho giáo viên học sinh không thực hiện được nên đành bỏ mặc.
Theo nhiều giáo viên, việc học Địa lí địa phương không nên chờ đến lớp 9. Có thể học Địa lí của huyện ở các lớp dưới.
Chương trình Địa lí THCS cần phải có một phần linh hoạt, cho phép giáo viên tổ chức học kĩ hơn vùng miền thuộc quê hương học sinh đang cư trú. Muốn thế, phải xây dựng chương trình chung theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hữu hiệu, thiết thực hơn.
Hết THCS - lần thứ hai, học sinh học toàn bộ Địa lí Việt Nam và Thế giới. Những góp ý về sách giáo khoa của chúng tôi có thể chia làm 3 loại:
-Buộc phải chỉnh sửa vì sai lệch.
-Nên thống nhất để chấm dứt sự khác nhau không nên có.
-Chỉnh sửa diễn đạt để sách trong sáng, hoàn hảo hơn (không bắt buộc)

Chúng tôi nghĩ rằng, ngoài những điều đã trình bày qua 6 bài báo, những ai có tâm với sách giáo khoa Địa lí THCS vẫn có thể tìm ra một số lỗi khác.

Lê Đào - Văn Hiến










Diali 9(trich) Tt07-610 Diali 9(trich) Tt09-410

Về Đầu Trang Go down

Diali 9(trich)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Kết nối những người bạn :: Lớp học :: Khoa học Xã hội :: 

♥ Địa Lý ♥
-